CÁC GÓC NHÌN PHỔ BIẾN TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT LÀ GÌ?
ĐỒ HỌA SÀI GÒN chia sẻ bài viết về ý nghĩa các góc nhìn phổ biến trong thiết kế nội thất dành cho bạn.
Trong thiết kế nội thất, việc lựa chọn góc nhìn rất quan trọng vì ảnh hưởng lớn đến cảm nhận không gian và cảm xúc của người xem.
Dưới đây là các góc nhìn phổ biến và ý nghĩa của từng loại:
1. Góc nhìn 1 điểm tụ (One-point Perspective)
Sử dụng khá nhiều trong thiết kế nội thất.
- Đặc điểm: Tất cả các đường song song hội tụ tại một điểm tụ trên đường chân trời.
- Ứng dụng: Thường được dùng để nhấn mạnh cảm giác chiều sâu; ví dụ như nhìn vào một hành lang hoặc phòng đối diện bức tường.
- Hiệu ứng: Phù hợp cho không gian có hình dạng đơn giản, như phòng vuông hoặc chữ nhật.
Ví dụ ứng dụng: Thiết kế phòng khách hoặc phòng ngủ nhìn từ cửa chính vào trong.
2. Góc nhìn 2 điểm tụ (Two-point Perspective)
Thường những đồ vật trong nội thất khi đặt góc này có hình khối đẹp nhất.
- Đặc điểm: Các đường song song hội tụ vào hai điểm tụ nằm trên đường chân trời.
- Ứng dụng: Phù hợp cho việc thể hiện đồ nội thất hoặc kiến trúc góc cạnh nổi bật, giúp khối hình trở nên sinh động và cân đối hơn.
- Hiệu ứng: Tạo cảm giác chân thực, thể hiện rõ hình khối và tỷ lệ của đồ vật trong không gian.
Ví dụ ứng dụng: Trung bày ghế sofa, bàn, tủ, trong khong gian sống hoặc phòng làm việc.
3. Góc nhìn 3 điểm tụ (Three-point Perspective)
Thường trong thiết kế nội thất ít khi đặt góc này (tham khảo)
- Đặc điểm: Bổ dung thêm một điểm tụ thứ 3 (thường nằm trên hoặc dưới đường chân trời), tạo ra góc nhìn từ trên xuống hoặc dưới lên.
- Ứng dụng: ít dùng trong TKNT vì góc này có thể tạo cảm giác không tự nhiên, nhưng vẫn hữu ích khi muốn nhấn mạnh độ cao hoặc chiều sâu.
- Hiệu ứng: Mang lại cảm giác ấn tượng và mạnh mẽ, những dễ gây khó chịu nếu lạm dụng.
Ví dụ ứng dụng: Nhìn từ góc trên xuống tóa nhà hoặc chi tiết trần nhà.
4. Góc nhìn 5 điểm tụ (Five-point Perspective / Fisheye)
- Đặc điểm: Tất cả các đường hội tụ vào năm điểm, tạo hiệu ứng mắt cá với không gian được mở rộng và hơi cong.
- Ứng dụng: Ít sử dụng trong thiết kế nội thất vì hiệu ứng này có thể làm biếng dạng tỷ lệ không gian và đồ vật. Tuy nhiên, nó hữu ít trong việc tạo ấn tượng cho không gian rộng.
- Hiệu ứng: Mở rộng tầm nhìn và tạo cảm giác không gian bao quát có thể gây máo hình.
Ví dụ ứng dụng: Chụp hình không gian như showroom hoặc nhà hàng lớn.
5. Góc nhìn cận cảnh ( Close-up View)
- Đặc điểm: Tập trung vào một đồ vật duy nhất, chi tiết hoặc góc cụ thể của không gian.
- Ứng dụng: Thường dùng để nhấn mạnh chi tiết hoặc vật dụng, tạo cảm giác thân mật và tinh tế.
- Hiệu ứng: Làm nổi bật tình năng, chất liệu, hoặc kiểu dáng của đồ vật.
Ví dụ ứng dụng: Chụp cận cảnh ghế, đèn, bình hoa hoặc các vật dụng trang trí khác.
⇒ Tổng kết về các kiểu góc nhìn thường gặp trong thiết kế nội thất.
- 1 điểm tụ: Nhấn mạnh chiều sâu không gian.
- 2 điểm tụ: Hiển thị góc cạnh, mang lại cảm giác chân thực và sinh động.
- 3 điểm tụ: Nhấn mạnh chiều cao hoặc chiều sâu nhưng ít sử dụng.
- 5 điểm tụ: Tạo hiệu ứng mắt cá, mở rộng không gian, nhưng dễ gây méo hình.
- Cận cảnh: Tập trung vào chi tiết nhỏ, mang lại sự tinh tế.
Tùy vào mục tiêu và cảm xúc mong muốn truyền tải, nhà thiết kế sẽ chọn góc nhìn phù hợp để tối ưu hóa không gian và thẩm mỹ.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ĐỒ HỌA SÀI GÒN – Địa chỉ đào tạo dạy kèm khóa học thiết kế nội thất chuyên nghiệp từ cơ bản đến chuyên sâu tại Tp.HCM
Cơ sở 2: Số 9, Đường số 1, KDC Cityland, P. 10, Q. Gò Vấp
Cơ sở 2: 30B Đường số 3, P. Trường Thọ, Thủ Đức, Tp.HCM
Cơ sở 3: 377 Tân Hương, P. Tân Quý, Q. Tân Phú, Tp.HCM
Hotline tư vấn/zalo: 0944 338 151 – 0932 793 937
Website: dohoasaigon.com
Ý NGHĨA ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN – ÁNH SÁNG NHÂN TẠO TRONG THIẾT THIẾT KẾ NỘI THẤT
KHÓA HỌC THIẾT KẾ NỘI THẤT CẤP TỐC CHO NGƯỜI ĐI LÀM
KHÓA HỌC DIỄN HỌA / HỌA VIÊN KIẾN TRÚC 3D